Cách trồng hoa hồng leo trong chậu đơn giản ngay tại nhà

Chon-nhung-vi-tri-phu-hop-de-trong-hoa-hong-leo

Chắc hẳn mọi người không còn quá xa lạ với cách trồng hoa hồng leo trong chậu đúng không nào? Bởi phương pháp này đang là xu hướng của rất nhiều gia đình có ít không gian tự nhiên. Để giúp những người chưa có kinh nghiệm trong việc trồng hoa, chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn các bạn trồng hoa hồng leo trong chậu đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.

Cach-trong-hoa-hong-leo-trong-chau
Cách trồng hoa hồng leo trong chậu

Hướng dẫn cách trồng hoa hồng leo trong chậu đúng cách.

Muốn chậu hoa hồng leo sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng kháng bệnh cao và đặc biệt là ra nhiều hoa thì kỹ thuật trồng cực kỳ quan trọng. Quy trình trồng hoa hong leo trong chau phải được thực hiện đầy đủ theo các bước cụ thể như sau.

Chọn vị trí phù hợp để trồng hoa hồng leo.

Hoa hồng leo là giống hoa ưa nắng, ưa sáng, chính vì vậy chúng ta phải chọn vị trí thật phù hợp để đặt chậu hoa. Mặc dù hoa hồng leo là cây ưa sáng nhưng ánh nắng gắt cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Chính vì vậy, vị trí tốt nhất là những vị trí có ánh nắng chiếu vào buổi sáng sớm hoặc cũng có thể là ánh nắng chiếu xuyên.

Chon-nhung-vi-tri-phu-hop-de-trong-hoa-hong-leo
Chọn những vị trí phù hợp để trồng hoa hồng leo

Đối với những gia đình sống ở các đô thị thì việc chọn được địa điểm trồng hoa hồng leo ưng ý quả là điều không dễ dàng. Chính vì vậy cây hoa phát triển không tốt, dễ mắc sâu bệnh, năng suất và chất lượng hoa kém. Do đó các chuyên gia trồng hoa khuyên bạn, trước khi trồng phải tìm được vị trí có ánh nắng chiếu ít nhất 6 tiếng/ ngày mới nên trồng loại hoa này.

Làm đất để trồng hoa.

Cách trồng hoa hồng leo trong chậu muốn có thành quả thì đất cũng là một trong những yếu tố quyết định rất nhiều đến cây trồng. Yếu tố đầu tiên là lượng đất hay nói cách khác là chậu đựng đất phải đủ, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến khích người trồng nên chọn những chậu lớn để đựng được nhiều đất và bạn đỡ mất công chăm sóc nhiều.

Tiếp theo là chậu phải đảm bảo có nhiều lỗ thoát nước ở đấy và có lỗ ở bên cạnh. Mục đích là làm cho rễ cây không bị úng nước và rễ có thể hô hấp được. Nếu đảm bảo 2 yếu tố này, rễ cây mới phát triển tốt, đây là tiền đề để cây sinh trưởng và phát triển. Khi cho đất vào chậu nên lựa chọn những loại đất có kích thước lớn xuống trước và đất có kích thước nhỏ hơn sẽ được rải lên trên.

Ngoài ra đất trồng phải đảm bảo có độ tơi xốp, có khả năng giữ nước nhưng không bị ứ đọng. Yếu tố dinh dưỡng trong đất cũng là yêu cầu cần thiết nếu bạn muốn cây nhanh tốt và chóng ra hoa. Để cung cấp chất dinh dưỡng và tạo độ tơi xốp cho đất nên sử dụng các loại phân hữu cơ đã bị hoai mục để lót trước khi trồng.

Cách trồng hoa hồng leo trong chậu.

Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa, chính bởi vậy mà chúng luôn là loài hoa được yêu thích và là sự lựa chọn hàng đầu của những tín đồ chơi hoa. Nói đến thú vui trồng hoa hồng thường chỉ dành cho những vùng thôn dã vì không gian và diện tích là thế mạnh và phù hợp với họ. Tuy nhiên, xu hướng này đã có sự thay đổi vì bây giờ bạn vẫn có thể trồng hoa hồng leo trong chậu rất đơn giản. Chúng ta thực hiện qua các bước sau:

Huong-dan-cach-trong-hoa-hong-leo-trong-chau
Hướng dẫn cách trồng hoa hồng leo trong chậu
  • Cho đất đã được chuẩn bị vào chậu. Tuy nhiên để một phần diện tích bên trên của chậu để đặt cây hoa.
  • Cắt vỏ bầu đựng hoa bỏ đi, sau đó cho cả bầu đặt vào giữa chậu. Lưu ý chúng ta nên nhìn bầu hoa để cân đối phần diện tích phù hợp để đặt cây các bạn nhé.
  • Tiếp theo đổ phần đất còn lại vào chậu, trong quá trình cho đất có thể ấn nhẹ nhàng để giúp cây được đứng vững.
  • Sau đó tìm vị trí phù hợp để đặt cây, chú ý phải chọn những vị trí có ánh nắng chiếu vào ít nhất 6 tiếng/ ngày.
  • Cuối cùng là lấy nước và tưới cho cây. Phải tưới thật đẫm để đảm bảo lượng đất trong chậu được ẩm hết vì như vậy cây mới không bị héo.

Tuy nhiên với giống hoa hồng leo này, chúng ta phải làm giàn hoặc giá đỡ để cho cây bám và leo lên khi chúng bắt đầu đâm chồi, này lộc các bạn nhé. Giá đỡ có hai tác dụng là giá đỡ để cây bám vào và giúp cây không bị đỡ khi bão hoặc gió to.

Hướng dẫn cách chăm sóc chậu hoa hồng leo.

Cách trồng hoa hồng leo trong chậu đúng cách là phải đảm bảo đầy đủ các khâu từ cách trồng cho tới cách chăm sóc. Chính vì vậy mà chúng tôi muốn đề cập đến nhiệm vụ cần làm khi chăm sóc cây khi trồng xong. Vậy những việc cần làm là gì? Chúng ta sẽ đi tìm đáp án cho câu trả lời này nhé.

Phun bón lá cho cây.

Đây là việc nên làm để tạo lực cho cây để giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển mạnh sau này. Cụ thể, sau khi trồng khoảng 3-5 ngày chúng ta nên mua phân bón lá về phun cho cây. Cụ thể như: B1, ba lá xanh 16.16.8, phân cá, Atonik… Mục đích là giúp cho bộ rễ của cây hoa phát triển tốt. Tuy nhiên nên lưu ý khi phun không phun lên hoa vì thuốc có thể làm hoa chóng tàn.

Phun-thuoc-bon-la-de-kich-thich-cay-phat-trien
Phun thuốc bón lá để kích thích cây phát triển

Sau khoảng 10-15 ngày cây sẽ mọc lá non, lúc này việc cần làm tiếp theo là bổ sung các loại phân hạt cho cây như: Phân NPK, Dynamic, DAP, phân dơi… Để đảm bảo đúng kỹ thuật thì chúng ta bón vào gốc của cây sau đó lấy một ít đất lấp lại. Tuy nhiên trong quá trình bón phải định lượng để cây không bị sót ảnh hưởng tới sự sống của cây. Sau đó tưới lại bằng nước để phân có thể hòa tan từ từ và giúp cho cây phát triển.

Nên định kỳ bón phân bón lá và bón gốc mỗi tháng 1 lần.

Đây là yêu cầu bắt buộc đối với kỹ thuật trồng hoa hồng leo trong chậu. Bởi trồng cây trong chậu không giống như trồng ở ngoài đất. Vì rễ cây trong chậu không lấy thức ăn ở bên ngoài để nuôi cây được.  Chính vì vậy sau một thời gian đất bị bạc màu và cây bị thiếu chất dinh dưỡng là điều tất yếu. Dẫn đến bị còi cọc, không phát triển và không thể ra hoa.

Theo kỹ thuật về cách trồng hoa hồng leo trong chậu thì người trồng hoa hoàn toàn có thể nhận biết được tình trạng cây bị thiếu chất dinh dưỡng bằng việc quan sát. Cụ thể: Nếu nhánh mới phát triển có màu đỏ tía, cành mập thì đây là dấu hiệu tốt bởi cây được cung cấp đủ dinh dưỡng. Còn nếu nhánh hồng ốm yếu, có vốn cao thì cần bổ sung ngay dinh dưỡng cho cây.

Cắt tỉa cành hoa.

Ngoài những công việc trên thì việc cắt bỏ những lá, hoa bị hư, hỏng, đặc biệt là nên bấm ngọn 2 tầng lá để cho cây hồng có sức để đâm ra những nhánh mới. Đồng thời với đó là việc tưới nước thường xuyên cho cây để cây thực hiện quang hợp. Không được để cây quá khô nếu không sẽ xuất hiện sâu bệnh gây hại các bạn nhé.

Phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây.

Khi trồng hoa hồng leo trong chậu, cây dễ mắc phải một số bệnh như: Bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen, bệnh gỉ sắt, bệnh rệp vẩy nến… Ngoài ra cây còn bị một số côn trùng gây hại tấn công như: Nhện trắng, nhện đỏ, sâu ăn lá, bọ trĩ, ốc sên… Chính vì vậy việc phun thuốc trừ sâu bệnh là quan trọng và cần thiết.

Su-dung-thuoc-tru-sau-benh-de-phong-chong-benh-cho-cay
Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh để phòng chống bệnh cho cây

Trên đây là toàn bộ nội dung về cách trồng hoa hồng leo trong chậu và cả cách chăm sóc chúng sau khi trồng. Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích để những người yêu thích hoa có đầy đủ kiến thức để trồng và chăm sóc khuôn viên cho gia đình mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *