Mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho đất nước Việt Nam những vị thuốc dân gian đến từ cây cỏ. Trong số đó, bạn không thể không biết đến cây xương cá (cây giao). Đã từ lâu, chúng luôn là một vị thuốc Đông Y có thể chữa được nhiều căn bệnh. Vậy bạn đã hiểu gì về loài cây này chưa?

Thông tin chung về cây xương cá
Với nhiều người, cây xương cá còn được biết đến với tên gần gũi khác: cây giao, cây nọc rắn, quỳnh giao,… Chúng thuộc loại cây dại mọc tự nhiên. Vì vậy sức sống của loài cây này rất tốt.
Xuất xứ
Xét về tên khoa học, cây được gọi là Euphorbia Tirucalli. Cây có xuất xứ từ Châu Phi, Ả Rập, nơi có khí hậu nhiệt đới là chủ yếu. Vì vậy, cây có mặt ở Châu Á, sinh trưởng và phát triển tốt tại Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc,…
Cây giao thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Loài cây này rất dễ trồng và chăm sóc. Do đó, chúng có mặt rải rác khắp vùng miền ở nước ta. Cây thường mọc hoang tại các vùng nông thôn.

Đặc điểm sinh thái
Nhìn tổng quan, bất cứ ai cũng sẽ bị ấn tượng bởi vẻ bề ngoài của cây. Bạn sẽ liên tưởng ngay đến các loài cây xương rồng có sức sống mãnh liệt.
Đặc điểm hình dáng
Đúng với tên gọi, thân cây là vô số những đốt nhỏ có đường kính tựa như chiếc đũa. Chúng đâm ra tua tủa theo nhiều hướng khác nhau. Toàn cây được bao phủ bởi màu xanh rất đẹp. Trung bình, mỗi cây sẽ cao chừng 1 – 2m. Khi bạn bấm cành sẽ thấy rất nhiều mủ trắng chảy ra tựa như sữa.
Lá cây hẹp và nhỏ. Rất hiếm khi bạn được nhìn thấy lá của cây. Bởi chúng thường bị rụng sớm. Bởi vậy bạn thường chỉ thấy những cành cây trơ trọi.
Loài cây giao cũng có hoa nhé. Hoa mọc theo cụm và nhỏ. Chúng mang hình bầu dục. Một bông hoa thường sở hữu 5 tuyến. Nhụy hoa gồm 3 vòi chẻ đôi. Vì vậy bạn sẽ thấy vô số nhị ở bên trong.
Quả nang của cây được bao quanh bởi một lớp lông. Cấu tạo của quả chia làm 3 mảnh lồi. Hạt hình trái xoăn, bề mặt nhẵn.

Đặc điểm sinh trưởng
Cây xương cá có sức sống tương tự với cây xương rồng. Vì vậy, chúng có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau, ngay cả khí hậu khắc nghiệt. Do đặc tính là cây mọc hoang tự nhiên, chúng thường xuất hiện nhiều ở mặt đã, ven sông, vách núi hoặc đồi cọ,… Ngay cả trên sa mạc loài cây này vẫn góp mặt.
Tốc độ sinh trưởng của cây khá mạnh mẽ và nhanh. Trong thời tiết hạn hán, cây vẫn tồn tại, phát triển bình thường. Tuy nhiên, cây rất dễ bị thối gốc do ngập úng nước. Vì vậy, bạn cần trồng cây ở vị trí thoát nước tốt.

Ý nghĩa cây xương cá với con người
Sở hữu vẻ bề ngoài có phần gai góc và thô cứng, nhưng chúng lại mang rất nhiều ý nghĩa. Sở hữu sức sống mãnh liệt, biết vươn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Cây tượng trưng cho tinh thần, ý chí của con người. Vì vậy, chúng được coi là món quà ý nghĩa giúp thúc đẩy tinh thần mỗi người vượt lên khó khăn, không ngừng phấn đấu và cố gắng.
Về khoa học, cây được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa vào làm vị thuốc Đông Y. Theo như phân tích thì trong cây có rất nhiều Isophorone. Phần nhựa cây khô có chất Xeton mang tên Euphoreon. Phần thân bao gồm: Cycloeucalenol, Euphorginol, Taraxasteryl Acetat… Chúng đều là chất kháng sinh tự nhiên vô cùng quý giá. Vì vậy, chúng được coi là vị thuốc mang lại sức khỏe cho con người.

Lợi ích của cây trong đời sống
Như đã đề cập ở trên, cây xương cá chứa rất nhiều hoạt chất vô cùng hữu ích. Bởi vậy, chúng rất có ý nghĩa trong y học.
Trong y học
- Chữa bệnh viêm xoang mũi: Thực tế, số người sử dụng vị thuốc từ cây giao có tỷ lệ khỏi đạt 90%.
- Trị bệnh về da: nấm, ghẻ, lang ben, trị mụn cóc, lở loét…
- Chữa bệnh về đường hô hấp: ho, hen suyễn.
- Trị bệnh đau tai
- Trị viêm tay chân
- Trị bệnh về hệ tiêu hóa: táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
- Trị liệt dương
- Trị bệnh trĩ (sử dụng rễ cây).
- Ngăn chặn sự phát triển của khối u và tế bào ung thư
Trong trang trí cuộc sống
Cây có khả năng chống sự xâm nhập của sâu bọ rất tốt. Hơn nữa, chúng còn có thể xua đuổi muỗi, bọ xít rất hiệu quả. Vì vậy, người Việt thường sử dụng cây để làm hàng rào để bao quanh nhà, vườn, trang trại. Ngoài ra, chúng còn được dùng để là làm cột chống nhà. Với màu xanh mát mắt, cây giúp tôn lên vẻ đẹp của không gian sống. Con người được hòa quyện vào thiên nhiên, tăng cường sức khỏe. Tinh thần lúc nào cũng sảng khoái.
Cách trồng cây xương cá
Là cây hoang mọc tự nhiên, cây xương cá có sức sống rất mãnh liệt, dễ trồng và dễ sống. Bởi vậy, bạn không phải quá lo lắng nhưng cũng cần tuân thủ tiêu chuẩn về đất trồng, cũng như quá trình chăm sóc.

Công đoạn chuẩn bị
Để sở hữu cây giao đẹp bạn cần chuẩn bị đất trồng và cả cây giống. Đây là khâu rất quan trọng và là tiêu chí đầu tiên.
Đất trồng
Đất không cần có hàm lượng dinh dưỡng cao. Bởi cây giao sống được ngay cả trên sa mạc và nơi hoang. Tuy nhiên, chúng lại không ưa nước, rễ cây có thể bị thối do ngập nước. Vì vậy, vùng đất mà bạn chọn trồng cần thoát nước tốt. Hơn nữa, đất không được nhiễm phè, pH lý tưởng trong khoảng 6-7 độ.
Chọn giống
Cây chủ yếu được nhân giống bằng giâm cành. Do đó, bạn nên chọn các cành đang ở độ sinh trưởng và phát triển tốt. Chúng cần to, chắc và khỏe. Đặc biệt là cành không bị nhiễm sâu, bệnh.
Cách trồng
Bạn sử dụng dao sắc bén để cắt cành giống có độ dài tối thiểu là 3-4 đốt. Khi cắt, bạn tránh để tòe veets cắt khiến cây khó sống và phát triển. Khi giâm xong, bạn tưới nước luôn để cây nhanh phục hồi.
Một số thông tin khác về Cây xương cá
Khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây rất quan trọng. Bởi vậy bạn cần đặc biệt lưu ý về vấn đề này.

Cách chăm sóc cây
Cây xương cá không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc quá cầu kỳ.
- Bón phân: Cây không có nhu cầu quá nhiều về dinh dưỡng nên việc bón phân cũng không nhất thiết cần thực hiện. Tuy nhiên, để cây được phát triển toàn diện, bạn có thể bổ sung thêm phân chuồng hữu cơ tầm 1 tháng/1 lần. Bên cạnh đó, bạn chọn hôm mưa phùn sẽ tăng phân đạm, NPK khoảng 3 tháng/1 lần ở quanh gốc.
- Tưới nước: cây không có nhu cầu về nước quá nhiều. Nhưng bạn vẫn cần phải chú ý về chế độ nước cho cây. Mỗi ngày bạn hãy tưới nước cho cây 1 lần vào buổi sáng hoặc chiều tối ở giai đoạn đầu. Khi cây trưởng thành, bạn tưới nước 3 ngày 1 lần. Lượng nước tưới không nên quá nhiều vì dễ gây thối rễ.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Cây phát triển trong môi trường tự nhiên sẽ tránh khỏi sự xâm nhập của sâu bệnh. Thông thường, cây sẽ hay mắc phải các loại bệnh như sau:
Bệnh thối rễ
Thối rễ là bệnh xảy ra do ngập úng nước là chủ yếu. Cây bị dư nước lâu ngày dẫn đến việc ứ đọng. Vì vậy, bệnh này thực tế có cách chữa rất đơn giản. Bạn chỉ cần chú ý điều chỉnh lượng nước cung cấp cho cây là được. Bạn cần đảm bảo chế độ thoát nước của đất trồng thật tốt. Như vậy cây sống khỏe và phát triển thuận lợi.

Bệnh rầy, rệp
Cây đôi khi không thể tránh khỏi sự xâm hại của loài rệp và rầy xanh. Chúng khiến cây bị áp và khó phát triển. Khi cây bị bệnh này, bạn cần tỉa hết các cành bị rệp tấn công. Sau đó, bạn mua thuốc trừ sâu sinh học để phun cho cây theo đúng liều lượng.
Cây xương cá là loài rất dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc và nhu cầu dinh dưỡng nhiều. Vì vậy, chúng được ứng dụng để làm hàng rào trang trí ở nhiều hộ gia đình. Hơn nữa, sở hữu nhiều dược tính quý hiếm, cây trở thành vị thuốc Đông Y có thể chữa trị nhiều bệnh lý. Vì vậy rất nhiều người có nhu cầu tìm hiểu và mua cây giống về trồng.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Xương Cá ( Cây Giao )”