Những người có niềm đam mê với vẻ đẹp của hoa hồng, luôn muốn “săn đón” những giống hồng khỏe mạnh, xinh đẹp, rạng rỡ thì hay tìm đến hồng cổ Văn Khôi. Ngay từ xa xưa, loài hoa hồng này đã rất nổi tiếng, được “sủng ái” trồng trong những vườn thượng uyển nơi phủ chúa, cung vua. Vậy loài hoa này có gì đặc biệt mà lại được yêu thích đến thế?
Thông tin chung của hồng cổ Văn Khôi
Xuất xứ của hồng cổ Văn Khôi
Mặc dù hiện nay, có rất nhiều giống hồng ngoại được du nhập vào từ nhiều nơi trên thế giới nhưng hoa hồng Văn Khôi – loài hoa bản địa của người Việt vẫn mang đến những kỷ lục đặc biệt. Loài hoa này mang một vẻ đẹp yêu kiều, quyến rũ, kiêu sa, khiến ai một lần nhìn vào cũng phải say đắm, “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên”,…

Hồng cổ Văn Khôi khi xưa rất được vua chúa “sủng ái”, được trồng ở vườn thượng uyển trong cung, là nơi mà những người có thân phận cao quý thường hay đi qua. Theo tiếng Hán, “văn” chính là chỉ thơ văn, chữ viết, còn “khôi” lại mang ý nghĩa thuần khiết, xinh đẹp, tinh khôi. Cái tên Văn Khôi đã được vua chúa đặt tên cho giống hoa hồng này, ám chỉ một loài hoa sở hữu vẻ đẹp tinh khiết, thanh tao và kiều sau.
Sau này, giống hồng Văn Khôi đã được người dân bản địa mang đi trồng ở rất nhiều nơi. Do đó, bạn có thể dễ dàng tìm được giống hồng xinh đẹp này ở mọi miền đất nước.
Đặc điểm của hồng cổ Văn Khôi
Hồng Văn Khôi thuộc giống hồng bụi, có thể sống lâu năm, thân phân thành nhiều nhánh khác nhau. Trên thân có gai và lông như những giống hồng khác. Là hồng có màu xanh đậm đặc trưng, hình bầu dục thuôn dài ở phía trên, lá có răng cưa thưa và ngắn.
Giống hồng này sở hữu một vóc dáng tuyệt đẹp với màu sắc hồng phấn nhẹ nhàng, thuần khiết. Ở tâm, những cánh hoa xếp cuộn xoáy vào nhau tạo nên hình dáng đầy ma mị, bí ẩn. Các cánh hoa bên ngoài bung tỏa bồng bềnh ôm lấy nhị hoa rất nghệ thuật. Rìa hoa uốn lượn mang lại cảm giác êm đềm, mềm mại.

Hoa hồng Văn Khôi khi nở rất đẹp và rất to, khi nở căng, đường kính hoa có thể lớn bằng cái bát cơm, càng nhìn càng có một mê lực thu hút bí ẩn. Hương thơm của hoa nhẹ nhàng, lan tỏa khiến cho lòng người cảm thấy dịu nhẹ và ngây ngất mãi không dứt. Đây cũng chính là lý do tại sao hoa lại được “sủng ái” ở xứ Hoàng Cung nhiều đến như vậy.
Hoa có số lượng cánh khá nhiều, từ 40 đến 50 mét cuộn tròn vào nhau, mang đến một vẻ đẹp cực kỳ quyến rũ, cuốn hút. Vào dịp tết đến, hồng cổ Văn Khôi cũng thi nhau đua nở cùng bè bạn, khoe sắc thắm khắp muôn nơi. Một điều đặc biệt ở giống hoa này chính là càng già thì càng nở nhiều bông, và có hương thơm lan tỏa hơn. Sau khi hoa nở, đế hoa sẽ dày lên và trở thành quả dạng bế, bên trong bao gồm nhiều hạt nhỏ.
Ý nghĩa của hồng cổ Văn Khôi với con người
Từ thời xa xưa trên thế giới, hoa hồng đã mang trong mình một biểu tượng ý nghĩa và những sứ mệt rất cao cả. Mỗi khi nhắc đến hoa hồng, chúng ta sẽ liên tưởng đến sắc đẹp và tình yêu, niềm hạnh phúc, sự tươi mới, tình hữu nghị và hòa bình. Trong đó, hồng cổ Văn Khôi lại sở hữu cho mình một vẻ đẹp trọn vẹn, kiêu sa, tươi sáng, đầy đặn và tượng trưng cho sự vương giả, thịnh vượng.

Đặc biệt, ở Việt Nam, vào ngày Lễ Vu Lan mỗi năm, hoa hồng chính là biểu tượng mang đến sự tưởng nhớ, biết ơn cha mẹ đã khuất và vinh danh những người còn sống trên đời. Bên cạnh đó, hoa hồng còn thường xuyên được làm quà tặng giữa những người yêu thương với nhau, mang đến một ý nghĩa trọn vẹn, hạnh phúc và thương yêu vô bờ bến,…
Lợi ích của hồng cổ Văn Khôi trong đời sống
Hồng cổ Văn Khôi khi được trồng trong nhà, ở những ngôi biệt thự sẽ mang đến một vẻ đẹp rất kiêu sa và sang trọng. Mỗi khi có mệt mỏi hay căng thẳng, bạn chỉ cần nhìn ngắm và thưởng thức hương thơm của giống hồng này, mọi điều buồn bã sẽ được xua tan đi hết và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, giống hoa này còn được sử dụng để làm hoa cưới cho cô dâu vì sở hữu một vẻ đẹp viên mãn, rạng rỡ, tinh khôi và cũng rất được ưa chuộng để trang trí bàn tiệc. Vì sở hữu một hương thơm dịu dàng, nhẹ nhàng đặc trưng nên loài hoa này còn được chiết xuất nước hoa, làm thảo dược.
Không những thế, bạn cũng có thể ngâm cánh hoa vào trong bồn tắm, khi tắm sẽ mang đến những cảm giác thư thả, thoải mái rất tuyệt vời. Ở những khách sạn, resort cao cấp, người ta cũng hay trồng hồng Văn Khôi để thể hiện lòng mến khách.

Cách trồng và chăm sóc hồng cổ Văn Khôi
Cách trồng hồng cổ Văn Khôi
Tuy rất xinh đẹp và mang dóc vóc uyển chuyển, nhẹ nhàng nhưng giống hồng Văn Khôi lại rất khỏe mạnh và có khả năng thích nghi với khí hậu khắc nghiệt. Vì vậy, ở Việt Nam ta, có rất nhiều nơi chọn trồng loài hoa hồng này. Để cây có thể phát triển và sinh trưởng một cách tốt nhất thì bạn nên trồng vào mùa xuân. Trong trường hợp đánh đảo cây thì cần cắt, tỉa bớt cành và lá đi để tránh tình trạng mất nước.

Khi trồng hoa, bạn cũng nên lưu ý một số yếu tố sau để hoa có thể nở rộ một cách xinh đẹp và rạng ngời nhất:
- Ánh sáng: Đây là giống hoa ưa sáng. Vì vậy, hoa phải được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 6 đến 8 tiếng. Nắng càng nhiều thì hoa sẽ càng nở với màu sắc rực rỡ và lan tỏa nhiều hương thơm hơn.
- Nhiệt độ: Hồng cổ Văn Khôi có thể chịu được nhiệt độ lớn.
- Độ ẩm: Hoa ưa độ ẩm trung bình
- Đất trồng: Tốt nhất nên trồng ở khu đất cao, giàu mùn và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho hoa, độ PH từ 5,5 – 6.
Cách chăm sóc hồng cổ Văn Khôi
Tưới nước
Hồng Văn Khôi là một loài hoa ưa ẩm. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tưới thường xuyên cho hoa từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, vào sáng sớm và chiều mát. Lưu ý phải dùng nước sạch để tưới để tránh tình trạng sâu bệnh gây hại cho cây.

Bón phân cho cây
Sau khi trồng cây được từ 2 đến 3 tháng thì phải tiến hành bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh cho cây. Phân bón có thể mua ở bên ngoài hoặc có thể tự chế tại nhà bằng tương ngâm, mùn ủ. Khi thấy cây sắp ra hoa và nở rộ, bạn nên tích cực bón thúc để hoa có thể khỏe đẹp, và khoe sắc rạng rỡ nhất.
Cắt tỉa
Cắt tỉa là một trong những công đoạn quan trọng nhất mà bạn nên lưu ý khi chăm sóc hoa. Khi thấy hoa già, héo, bạn không được để chúng tự rụng mà phải dùng kéo để cắt bỏ đi. Để tạo cho cây không gian thông thoáng, có thể chuẩn bị cho việc nở rộ những đợt hoa sắp tới thì nên lưu ý cắt tỉa đi những cành, lá đã già.
Phòng tránh sâu bệnh
Hoa thường xuyên mắc phải những căn bệnh như rệp, nhện đỏ, rầy,… Vì vậy, bạn cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra gốc và thân để có cách xử lý, phòng tránh sâu bệnh kịp thời cho cây. Mỗi năm nên thực hiện quét vôi vào gốc cây để ngăn ngừa tình trạng sâu đục vào thân.

Trên đây là tất tần tật những thông tin về “ mỹ nữ” hồng cổ Văn Khôi – một loài hoa sở hữu hương sắc vẹn toàn. Hy vọng rằng, với những kỹ thuật trồng và cách chăm sóc hoa trên đây, bạn có thể sở hữu được nhiều bông hoa xinh đẹp và quyến rũ nhất. Cuối cùng, cảm ơn mọi người vì đã tham khảo bài viết này nhé!
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hồng Cổ Văn Khôi”